Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Những điều cần biết khi mua tầm gửi cây gạo

Tầm gửi vốn là loài sống nhờ trên thân của cây khác và có nhiều loại khác nhau. Theo người dân, mỗi loài tầm gửi có tác dụng chữa mỗi thứ bệnh khác nhau; trong đó, tầm gửi cây gạo là loại quý nhất, có thể làm mát gan, chống viêm gan và một số bệnh về thấp khớp. Đó cũng là lý do tại sao hiện tầm gửi cây gạo lại được nhiều người tìm đến mua với giá rất cao.

Để tránh tình trạng mua phải hàng giả, mọi người cần trang bị cho mình kiến thức về cây tầm gửi, đồng thời cần sự tư vấn của những người có kinh nghiệm.


Tuy nhiên, thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Cao Bằng lại xuất hiện nhiều trường hợp bỏ ra tiền triệu nhưng lại mua phải tầm gửi giả.

Anh Đỗ Ngọc Hân (Hà Nội) cho biết, trong một chuyến công tác ở huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) anh có mua được 5 cành tầm gửi tươi của một người đi rừng với giá 3 triệu đồng. Khi mang ra thành phố Cao Bằng khoe với bạn bè, ai cũng khen anh mua được của “xịn” vì cành nào cành nấy đều dính nguyên vỏ cây gạo. Bạn bè còn hỏi anh cả địa chỉ để khi nào có dịp vào Bảo Lâm mua biếu người thân. Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, anh đã điện lên Cao Bằng kêu ca là mua phải hàng giả. Theo anh mô tả, các cành dính vào vỏ cây gạo được "phù phép" bằng keo 502, giống như công nghệ dính quả sung cảnh thành chùm mà những người đi bán cây cảnh rong vẫn thường làm. Chỉ đến khi chặt nhỏ mấy cành tầm gửi ra để đem phơi, con gái anh mới biết mớ tầm gửi kia là hàng giả.

Không chỉ có trường hợp của anh Hân mà ngay anh Nông Văn Thắng, người gốc Cao Bằng và có thâm niên săn các loại tầm gửi như: tầm gửi nghiến, tầm gửi gạo, tầm gửi cây chanh…, nhưng không ít lần mắc lừa những người bán tầm gửi rong. Theo anh Thắng, tầm gửi gạo có đặc điểm cơ bản là: Cây gỗ, có bụi hoặc cây bụi nhỏ, một vài trường hợp dây leo; không rễ hoặc có rễ (đúng hơn là giác mút), nửa ký sinh ở các phần trên mặt đất của cây chủ, ít khi ký sinh trên rễ của cây chủ thân gỗ, giòn, cành có thể chia đốt, không có lông đến lông tơ; lá đơn, mọc đối hoặc chụm ba (ít khi giảm thành vảy hoặc không có lá), phiến lá hình mác đến oval, gân lá hình lông chim hoặc song song. Tuy nhiên, những đặc điểm ấy chỉ với những người trong nghề mới phân biệt được. Hiện nay, vì giá 1kg tầm gửi gạo phơi hoặc sấy khô rất cao (khoảng 1,2- 1,5 triệu đồng 1kg) nên lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng, nhiều người trộn kèm nhiều loại tầm gửi khác vào tầm gửi gạo để bán kiếm lời.

Chính vì vậy, theo anh Thắng khuyến cáo, chỉ nên mua sản phẩm này ở những địa chỉ có uy tín, không nên mua của những người bán rong. Còn để phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng rởm, thì chỉ có cách là đến tận cây và mua về tự chế biến.

Theo bà Hoàng Thị Kim Dung, Giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Cao Bằng, hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về thành phần hóa học và tính năng chữa bệnh của tầm gửi cây gạo. Loại cây này chủ yếu được dùng theo kinh nghiệm của dân gian. Do đó, bà Dung khuyên người dân, đặc biệt là những người khỏe mạnh bình thường không nên lạm dụng loài cây này. Nếu có sử dụng thì cần được sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ. Khi bị bệnh, cách tốt nhất là đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để các bác sỹ có chuyên môn kiểm tra điều trị.

Trong thiên nhiên có nhiều loại cây có tác dụng quý hiếm mà chúng ta chưa thể biết hết. Tầm gửi cây gạo cũng có thể là một trong số đó. Nếu qủa thực đây là loài cây có tác dụng chữa bệnh tốt thì điều đó vừa có ý nghĩa cho y học nước nhà vừa đem lại lợi ích cho người dân. Tuy nhiên, để tránh tình trạng tiền thật nhưng mua phải của giả, mỗi người dân cần trang bị cho mình kiến thức về loại cây này, đồng thời cần sự tư vấn của những người có kinh nghiệm.

Tầm gửi cây gạo - Phương thuốc quý chữa hậu sản, tăng tiết sữa, làm mát sữa

Kính chào các cha mẹ!
Chắc hẳn các cha mẹ nhiều người đã nghe nói đến phương thuốc quý Tầm Gửi Cây Gạo Hiền Quân Tam Nông Phú Thọ – đây là 1 phương Thuốc Quí Từ Đất Tổ Vua Hùng giúp Thanh Nhiệt, Giải Độc và là 1 giải pháp hữu hiệu cho người cao huyết áp, viêm cầu thận, đặc biệt là hậu sản (dành cho phụ nữa sau khi sinh con).


Tầm gửi cây gạo là vị thuốc nam rất tốt cho sức khoẻ được lưu truyền trong dân gian có công dụng:

- Mát gan, thải độc cho ngượi bị thận (Viêm cầu thận).

- Sỏi thận, phù thận, chức năng gan yếu thải độc men gan

- Tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây them ăn, dễ ngủ, tiêu phù.

- Chữa hậu sản, tăng tiết sữa và làm mát sữa

- Thanh lọc cơ thể, trị biếng ăn ở trẻ nhỏ

- Trị cao huyết áp, tan lượng mỡ thừa trong máu

Cây gạo thì ở đâu cũng có nhưng cây gạo có tầm gửi thì rất hiếm. Nhiều người cũng đã thử đem cành tầm gửi ở cây gạo này sang ghép vào thân cây gạo không có tầm gửi, tuy nhiên chỉ 2, 3 hôm sau thì những cành tầm gửi này héo dần và chết hết. Nếu đem hạt tầm gửi cấy vào thân cây gạo thì cũng không thấy hạt nảy mầm. Không chỉ tầm gửi không thể cấy ghép được vào cây, mà ngay cả cây gạo cũng rất khó trồng. Quê chồng mình ở Phú thọ - Mảnh đất nổi tiếng có nhiều tầm gửi cây gạo. Đợt vừa rồi về quê mình theo mẹ chông sang thăm nhà ông bác và thấy nhà bác có hai cây gạo cổ thụ đều có tầm gửi. Ai cũng bảo nhà bác có lộc vì những nhà xung quanh có rất nhiều cây gạo nhưng không làm cách nào để cho tầm gửi mọc lên. Mình xin phép bác được phân phối tầm gửi cây gạo đến những người có nhu cầu.

Tác dụng chữa bệnh của tầm gửi cây gạo

Theo thông tin trên mạng thì có khoảng hơn 1.300 loài tầm gửi. Hầu hết các loài tầm gửi có lá xanh giúp chúng tự tạo ra năng lượng nhờ quá trình quang hợp. Vì thế các nhà khoa học gọi nó là loài bán ký sinh. Hạt của tầm gửi được phát tán qua mỏ, chân và cơ quan tiêu hoá của loài chim. Đó là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi: Nhiều loài chim sử dụng tầm gửi để làm tổ.

Tầm gửi cây gạo với rất nhiều tác dụng chữa bệnh
Các nhà khoa học thuộc Đại học Charite (Đức) cho biết chất chiết xuất từ một loài tầm gửi - Loranth, có khả năng kích hoạt một số tế bào miễn dịch tấn công virut viêm gan C và có khả năng lọc sạch các tế bào bệnh, làm cho gan bệnh nhân sớm phục hồi. Cây tầm gửi trên cây dâu (tang ký sinh): có tác dụng trị các chứng đau nhức xương cốt, lợi sữa, an thai. Để trị chứng phong thấp thường phối hợp với các vị thuốc khác (trong bài thuốc độc hoạt tang ký sinh).

Gần đây có những phát hiện mới về dược tính của tang ký sinh trong quá trình điều trị của một số thầy thuốc đông y: Bệnh nhân bị cao huyết áp sau điều trị huyết áp trở lại bình thường. Bệnh nhân kèm chứng đường huyết cao, sau điều trị đường huyết giảm rõ rệt. Bệnh nhân kèm chứng co thắt mạch vành thường có cơn đau thắt ngực như dùi đâm, sau điều trị triệu chứng đau mất hẳn. Bệnh nhân kèm chứng chức năng thận suy yếu, sau điều trị chức năng thận trở lại bình thường. Tầm gửi trên cây bưởi được dùng chữa các bệnh khớp, ăn uống khó tiêu.

Tầm gửi cây gạo: trong nhân dân có nhiều người cho rằng tầm gửi cây gạo có công dụng giải nhiệt, điều hòa huyết áp và tốt cho người bệnh gan, thận... nên nhiều người săn tìm mua làm thuốc. Có một địa chỉ có thể cung cấp tầm gửi trên cây gạo cổ thụ, liên hệ qua điện thoại 0983498606. Theo kinh nghiệm của những người dân thì tầm gửi tốt được phân biệt như sau: phải là tầm gửi trên cây gạo tía, còn loại gạo trắng thì không tốt bằng; nếu là loại tươi thì cành phải giòn, lá xanh, bóng. Còn nếu là loại khô thì phải có mùi thơm, được nắng, sau khi phơi khô nhưng thân và lá vẫn có màu xanh. Tầm gửi khô được bảo quản trong các lớp nilông buộc kín, ngoài cùng bọc bao tải, được treo lên cao hoặc để ở những nơi khô ráo như gác bếp, tủ chè…

Tầm gửi là vị thuốc nam rất tốt cho sức khoẻ được lưu truyền trong dân gian, ngoài tầm gửi cây gạo còn có những loại khác cũng có công dụng riêng như: tầm gửi cây na, cây mít chữa sốt rét; tầm gửi cây xoan chữa kiết lỵ, táo bón; tầm gửi cây chanh chữa ho… tuy nhiên giá cả không thể sánh với tầm gửi cây gạo. Cách dùng các loại tầm gửi đều giống nhau, cành và lá đều được cắt thang, đem phơi nắng già hoặc sao khô, rồi đun nước uống. Tầm gửi cây gạo có mặt trong rất nhiều các bài thuốc nam, thuốc bắc. Công dụng: Mát gan, thải độc cho người bị thận (viêm cầu thận); chữa sỏi thận, phù thận, chức năng gan yếu; tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây thèm ăn, dễ ngủ, tiêu phù. Cách dùng: Đun, sắc uống hằng ngày.

Thoát chết nhờ tầm gửi cây gạo

Nói về tác dụng chữa bệnh của tầm gửi cây gạo, ở Hiền Quan ai cũng biết đến một trường hợp được coi là thoát chết nhờ loài cây ăn bám này, đó là chị Ngô Thị Huyền (28 tuổi), quê ở Thanh Uyên, Tam Nông.
Thoát chết nhờ tầm gửi!

 Theo kinh nghiệm chữa bệnh dân gian thì tầm gửi cây gạo là một loại thuốc quý 
 Nhiều người từng dùng tầm gửi cây gạo cho rằng loại cây này rất mát, giúp thanh lọc cơ thể và tốt cho sức khỏe. Có lẽ vì vậy mà nhiều người đến Hiền Quan mua tầm gửi về chỉ để uống cho mát, chứ cũng không phải vì có bệnh tật. Riêng người Hiền Quan uống tầm gửi hàng ngày.
Theo ông Phan Văn Khoa, một trong những nhà có nhiều tầm gửi nhất làng Hiền Quan thì tầm gửi cây gạo có tác dụng chữa sản hậu mòn ở phụ nữ (người phụ nữ bị gầy mòn đi sau khi sinh con), ngoài ra nó còn giúp lợi tiểu, mát gan, nên rất tốt cho những người bị bệnh về thận và gan.
Nói về tác dụng chữa bệnh của tầm gửi cây gạo, ở Hiền Quan ai cũng biết đến một trường hợp được coi là thoát chết nhờ loài cây ăn bám này, đó là chị Ngô Thị Huyền (28 tuổi), quê ở Thanh Uyên, Tam Nông.
Năm 2006, chị Huyền đang du học ở bên Nga thì thấy có biểu hiện chán ăn, người xanh xao và sút cân nhanh chóng. Chị Huyền phải bỏ học giữa chừng để về nước chữa bệnh.
Ông Tuấn, bố chị Huyền, đã đưa con đi chữa chạy ở nhiều bệnh viện, các bác sỹ bảo con ông bị “bệnh máu nóng”. Thế nhưng, điều trị mãi mà bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Trong khi gia đình chỉ biết trông vào mệnh trời thì ông Tuấn nghe nói ở xã Hiền Quan có loại tầm gửi cây gạo có tác dụng chữa bệnh rất tốt nên đã tìm đến và mua mấy ấm tầm gửi về cho con mình uống thử.
Từ khi con gái ông uống tầm gửi thì thấy trong người nhẹ nhõm dần. Vậy là ông lại tiếp tục về Hiền Quan lấy thuốc cho con. Một năm sau khi uống tầm gửi, chị Huyền đã tăng từ 38kg lên 61kg và khỏi hẳn bệnh.
Ông Tuấn không khẳng định chắc chắn con gái ông chỉ nhờ tầm gửi cây gạo mà khỏi bệnh, vì cùng với tầm gửi con gái ông cũng uống thêm một số cây thuốc khác như bông mã đề, râu ngô, quả dứa dại. Tuy nhiên, ông rất coi trọng tác dụng của loài cây này vì ít nhất đó cũng là một trong những loại cây cứu sống con gái mình.
Cho đến bây giờ, ông Tuấn vẫn thường xuyên về Hiền Quan mua tầm gửi để cả nhà cùng uống. Ông Tuấn cho biết thêm: “Cây tầm gửi này đúng là tốt thật. Say rượu chỉ cần uống một bát nước tầm gửi là tỉnh ngay”.
Về tác dụng của tầm gửi cây gạo đối với phụ nữ trong thời kỳ sinh nở thì trên một số diễn đàn, nhiều chị em cũng chia sẻ sự hiệu nghiệm của loài cây này.
Một phụ nữ có nickname là “giangkhoi” trên diễn đàn Webtretho chia sẻ: “Tác dụng chính của nó là chữa sản hậu rất hiệu quả, tăng tiết sữa và sữa rất mát! Cái này thì mình nghiệm ra từ chính bản thân mình khi nuôi 2 thằng cu con, trộm vía là sữa mẹ về nhanh và nhiều, con bú thoải mái. Sữa mát nên các cháu cứ lên cân tằng tằng… Nếu bạn có ý định mua dùng thì nên mua loại có nhiều cành, lượng được ít nhưng tốt hơn là chỉ có lá không. Bạn đun càng lâu càng tốt (như sắc thuốc bắc ấy) nhưng lượng nước thì không hạn chế như thuốc bắc, bạn uống được bao nhiêu đun bấy nhiêu nước và có thể đun 2-3 lần. Khi để nguội, nước sẽ có váng nhưng không sao cả, xài được tất!”
Trong bài báo trả lời thư độc giả về tác dụng của tầm gửi cây gạo với tựa đề Cây tầm gửi và tác dụng chữa bệnh trên trang điện tử báo Nông nghiệp Việt Nam (ngày 3.12.2009) của GS.TS Nguyễn Lân Dũng có đoạn viết: Tầm gửi cây gạo: trong nhân dân có nhiều người cho rằng tầm gửi cây gạo có công dụng giải nhiệt, điều hòa huyết áp và tốt cho người bệnh gan, thận… nên nhiều người săn tìm mua làm thuốc… Tầm gửi cây gạo có mặt trong rất nhiều các bài thuốc nam, thuốc bắc. Công dụng: Mát gan, thải độc cho người bị thận (viêm cầu thận); chữa sỏi thận, phù thận, chức năng gan yếu; tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây thèm ăn, dễ ngủ, tiêu phù. Cách dùng: Đun, sắc uống hằng ngày.

Cần được nghiên cứu bằng khoa học

Theo tìm hiểu của PV thì trên đây là những kinh nghiệm chữa bệnh được lưu truyền trong dân gian chứ chưa có một công trình hay tài liệu khoa học nào nói về tầm gửi cây gạo và tác dụng chữa bệnh của nó.
PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, PGĐ Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu y dược cổ truyền Tuệ Tĩnh cho biết, cơ quan của ông chưa từng nghiên cứu và sử dụng loại cây này trong các bài thuốc chữa bệnh. Bản thân PGS.TS Nguyễn Duy Thuần cũng chưa biết đến tài liệu khoa học nào nghiên cứu tầm gửi cây gạo.
Khi nghe PV trình bày một số tác dụng chữa bệnh của tầm gửi cây gạo đã tìm hiểu qua dân gian, thì PGS.TS Nguyễn Duy Thuần nói: “Không thể phủ nhận giá trị của y học dân gian vì người ta thường nói y học dân gian là một bộ phận của y học cổ truyền. Nhưng y học dân gian chỉ là kinh nghiệm chữa bệnh của một nhóm người hay một khu vực nào đó. Nếu muốn y học sử dụng như một loại thuốc phổ biến thì cần phải có sự nghiên cứu theo quy trình khoa học cụ thể.
Theo dân gian thì loại cây này có thể có tác dụng chữa được một số bệnh. Tuy nhiên, có tác dụng hay không, chữa được bệnh gì, cách uống thế nào, liều lượng ra sao… thì cần có sự phân tích, nghiên cứu trên cơ sở khoa học mới có thể khẳng định được.
Ngoài việc xác định tác dụng của loài cây này, thì việc nghiên cứu trên cơ sở khoa học còn có mục địch đặc biệt quan trọng là để xác định độ an toàn của nó. Vì trong tự nhiên có rất nhiều cây cỏ có tác dụng làm mát cơ thể và cũng không có hại gì. Tuy nhiên, có một số loại cây được cho là có tác dụng chữa bệnh lại có thể gây tác dụng phụ mà có khi đến 20 năm sau khi uống mới có biểu hiện”.
PGS.TS Nguyễn Duy Thuần cũng cho biết: “Việc xác định tác dụng loài cây này là không khó. Chỉ cần một người dân ở địa phương đó cầm một mẫu (cành tầm gửi – PV) đến chính quyền địa phương đề nghị được nghiên cứu hoặc có thể đem trực tiếp tới các cơ quan y tế như các bệnh viện, các viện dược liệu… Tại đây sẽ được những người có chuyên môn như chúng tôi kiểm tra bằng phương pháp khoa học”.
Do chưa có sự xác minh của khoa học về tác dụng chữa bệnh của tầm gửi cây gạo, PGS.TS Nguyễn Duy Thuần khuyên người dân, đặc biệt là những người khỏe mạnh bình thường không nên lạm dụng loài cây này. Nếu có sử dụng thì cần được sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ. Khi bị bệnh, cách tốt nhất là đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để các bác sỹ có chuyên môn kiểm tra điều trị.
Th.S – Dược sỹ Đoàn Xuân Đinh, Trưởng ban Quản lý cấp phát, Khoa Dược, Viện Y học cổ truyền Quân đội cho biết, đây là lần đầu tiên ông nghe nói đến loài cây này. Trong tất cả tài liệu mà ông sưu tầm như: Dược điển Việt Nam IV; Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS Đỗ Tất Lợi; Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I và II, được viết bởi nhiều nhà chuyên môn đầu ngành về dược liệu thuộc Viện Dược liệu Việt Nam… đều không thấy nói về tầm gửi cây gạo cũng như tác dụng chữa bệnh của nó.
Trong thiên nhiên có nhiều loại cây có tác dụng quý hiếm mà chúng ta chưa thể biết hết. Tầm gửi cây gạo cũng có thể là một trong số đó. Nếu quả thực đây là loài cây có tác dụng chữa bệnh tốt thì điều đó vừa có ý nghĩa cho y học nước nhà vừa đem lại lợi ích cho người dân Hiền Quan.